So sánh công nghệ mạng 5G và 4G: Có khác biệt gì quá lớn?
Hồng Gấm
- 1346So sánh công nghệ mạng 5G và 4G: Có khác biệt gì quá lớn?
Hiện tại, nếu bạn đang có ý định sắm một chiếc điện thoại hay chuyển đổi nhà mạng thì bạn nên biết thêm về 5G và LTE. Cả hai đều liên quan đến mạng di động nhưng có sự khác biệt gì giữa 5G và LTE?
Cái tên “5G” là viết tắt của Fifth-Generation - công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ năm. Còn “LTE” là viết tắt của Long Term Evolution và là công nghệ tiệm cận 4G. Công nghệ 5G không phải là sự thay thế cho 4G, vì thế bạn sẽ thấy công nghệ 5G và LTE hoạt động cùng nhau trong tương lai gần.
Những lợi thế của 5G so với 4G
5G có tốc độ kết nối nhanh hơn so với 4G LTE bởi phạm vi phủ sóng rộng hơn và sử dụng công nghệ vô tuyến tiên tiến hơn. Nó cũng có độ trễ ít hơn 4G làm cho những ứng dụng sẽ ít giật “lag” hơn. Nói đơn giản, 5G có tốc độ upload/download dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với các công nghệ cũ.
Trên lý thuyết, 5G có thể download với tốc độ tối đa trong khoảng từ 1 tới 10 GB/s với độ trễ chỉ 1 mili giây. Còn thực tế, tốc độ download trung bình của 5G tối thiểu là 50 Mb/s với độ trễ 10 mili giây. Nhanh hơn rất nhiều nếu so với tốc độ download trung bình hiện tại của 4G là 15 MB/s và độ trễ 50 mili giây.
Tốc độ cao hơn đã khiến cho 5G tách biệt khỏi bất kì kiểu 4G LTE nào yêu cầu các dải tần số sóng milimet cao. Những dải tần số cao này có băng thông rất lớn, vì thế nó có thể đảm bảo kết nối của tất cả mọi người trong một không gian rộng lớn như ở sân vận động. Để làm được điều này phải phụ thuộc vào MIMO (nhiều đầu ra, đầu vào) khổng lồ và định hướng chùm sóng.
Ở các trạm 4G thông thường có 12 ăng-ten để truyền và nhận dữ liệu. Nhờ vào MIMO khổng lồ mà trạm 5G cơ bản có thể hỗ trợ lên tới 100 ăng-ten.
Mặc dù những dải tần số sóng milimet cao này rất dễ để chặn và nhiều ăng-ten có thể gây nhiễu lớn hơn, định hướng chùm sóng sẽ được sử dụng để xác định tuyến tối ưu nhất cho mỗi người dùng đã kết nối, cũng như giúp giảm nhiễu và tăng cơ hội cho những tín hiệu dễ bị chặn sẽ đến được người nhận.
Mạng lưới 4G LTE được xây dựng bằng số ít những cột ăng-ten lớn xây cách nhau hàng dặm. Còn với 5G thì sẽ yêu cầu nhiều hộp nhỏ kết nối với nhau. Những trạm 5G mini này có thể được đặt trên đỉnh đèn giao thông hoặc đặt ở cạnh hai bên giữa các tòa nhà cách nhau vài chục tới vài trăm mét.
Về mặt logic mà nói thì việc xây dựng một hệ thống như thế này chắc chắn sẽ là một thách thức vì sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian để thực hiện.
Vậy còn 4G LTE-A?
5G được ra mắt không có nghĩa 4G đã hoàn thành hay ngừng phát triển. Công nghệ 4G hàng đầu được phát triển là LTE-A (Long Term Evolution – Advanced) với tối độ tối đa lên tới 1 GB. Ngoài ra còn có LTE – Advanced Pro có thể sẽ nhanh hơn nữa.
Tập đoàn viễn thông AT&T của Mỹ đã dán nhãn 5G E (5G Evolution) lên một số điện thoại 4G của mình và những điện thoại đó không thực sự hỗ trợ 5G. Tuy vậy điện thoại thực sự hỗ trợ 5G yêu cầu phải có phần cứng phù hợp.
Một số chuyện bên lề của 5G
Apple sẽ không ra mắt iPhone hỗ trợ 5G cho đến năm 2020. Một số điện thoại Android 5G có thể sẽ ra mắt trong năm nay. Nhưng nếu bạn đang sử dụng điện thoại LTE và bạn cảm thấy LTE đã cung cấp đủ tốc độ bạn cần thì không nhất thiết bạn phải đổi sang 5G ngay lập tức. Vì 5G sẽ chỉ cung cấp tốc độ nhanh hơn và độ trễ thấp hơn LTE.
Tương lai của 5G là những lĩnh vực như xe hơi không người lái, chơi game VR không dây, remote điều khiển robot,…Tuy vậy còn rất lâu nữa để 5G có thể mang lại lợi ích rõ ràng cho tất cả mọi người.
Sau cùng thì mạng lưới 5G sẽ bổ sung vùng phủ sóng cho cả 4G và LTE, đồng thời hoạt động song song để đảm bảo tốc độ kết nối của người dùng nhanh nhất có thể ở bất kì đâu.
Nguồn: Digitaltrends
Tham khảo thêm: thay màn hình iPhone, thay pin iPhone, thay mặt kính iPhone, thay vỏ iPhone