5G có ảnh hưởng sức khỏe con người không?
Hồng Gấm
- 11085G có ảnh hưởng sức khỏe con người không?
Công nghệ 5G ra đời không chỉ giúp người dùng có thể tải dữ liệu nhanh hơn, xem phim 4K online thoải mái,... mà nó còn mang trong mình nhiều sứ mệnh khác. Chẳng hạn như "bắt tay" với mạng lưới Internet of Things (IoT) để mang đến cuộc sống hiện đại và hiệu quả hơn cho mọi người.
Nghe mọi thứ rất tốt nhưng vẫn phải có sự đánh đổi. Cái gì cũng có hai mặt, bạn có sẵn sàng đánh đổi để trải nghiệm công nghệ 5G mới và sức khỏe của chính mình? Trên cổng thông tin về sức khỏe TheEpochTimes đã chia sẻ một bài viết về vấn đề này.
Điểm mấu chốt và khác biệt giữa công nghệ 5G với 4G hay 3G trước đây là các dải tần số vô tuyến (RF) cao hơn, từ 3 đến 30 GHz, thậm chí 300 GHz. Công nghệ 5G phải hoạt động trên tần số cao, kết nối ở khoảng cách gần để tránh nhiễu bởi thời tiết, các vật cản,... thì mới có thể truyền tải một lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian cực kỳ ngắn.
Trong một cuộc phỏng vấn trên Skype, Tiến sĩ Fiorella Belpoggi (Giám đốc tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Cesare Maltoni, Viện Ramazzini , Bologna, Ý) đã đưa ra các cảnh báo về bức xạ EMF và mối đe dọa từ 5G.
Ông nhận định: "Tần số vô tuyến (RF) trong khoảng 3 kHz tới 300 GHz gây ảnh hưởng đến các tế bào sống, đặc biệt là tế bào thần kinh. Chúng còn tác động tiêu cực tạo nên các khối u, ung thư trong não.
Ở cấp độ tế bào, sóng vô tuyến tần số cao gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào, đặc biệt là đối với các bệnh nhân đang bị bệnh lý tiểu đường. Sóng EMF và sóng RF sẽ phá hỏng DNA của con người. Chúng góp phần vào nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ, bệnh Parkinson, ung thư và suy giảm số lượng tinh trùng".
Thêm một vấn đề nữa về công nghệ 5G là với đặc tính bước sóng ngắn, nên khoảng cách truyền tải tín hiệu bị hạn chế hơn so với 4G. Vì thế, khoảng cách giữa các trạm 5G được giới hạn chỉ khoảng vài chục ngôi nhà.
Đó là lý do tại sao các nhà mạng muốn thực hiện triển khai 5G sẽ phải tạo ra nhiều ăng ten di động hơn, khoảng cách ngắn hơn. Như vậy, trong tương lai để phổ biến mạng 5G thì người dân phải sống chung với các trạm thu phát sóng bao vây xung quanh.
Tiến sĩ Sharon Goldberg (Mỹ) đã từng đưa ra 3 cảnh báo về tác động chính của sóng 5G đến sức khỏe con người như sau:
- Bệnh lý cườm mắt và đục thủy tinh thể là kết quả của sự ảnh hưởng sóng 5G đến sức khỏe con người.
- Kháng sinh và tổn thương hệ miễn dịch sẽ liên quan đến sóng 5G.
- Trầm cảm, tự tử có thể xuất hiện nhiều hơn khi 5G phổ biến.
Bằng chứng về sự ảnh hưởng của 5G
Tại Hà Lan, 150 con chim chết nằm ngổn ngang trên mặt đất, hàng loạt sứa biển tại Hà Lan bị trôi dạt bất thường vào bờ,... Đây là một "vụ án" khá kỳ lạ vì các mối đe dọa như ô nhiễm, bệnh tật đã bị loại bỏ. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên thảm họa trên?.
Sau một thời gian, các nhà nghiên cứu mới phát hiện các trụ thử nghiệm mạng 5G bên cạnh chính là nguyên nhân! Sự cố trên khiến chính phủ Hà Lan hoãn đấu giá và triển khai mạng 5G cho đến năm 2020.
Tại Mỹ, Tiến sĩ Martin Pall đã có một thí nghiệm nghiêm túc về ảnh hưởng của trường điện từ (EMF) được tạo ra từ sóng 5G đến chuột thí nghiệm. Và kết quả không ngoài dự đoán, EMF ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống sót của chuột và đặc biệt giảm khả năng sinh sản trên loài động vật này nếu có thời gian tiếp xúc lâu dài.
Sau kết quả trên, Martin Pall cũng đưa ra lời khuyên cho Quốc hội Mỹ và FCC nên thử nghiệm an toàn sinh học về sóng 5G trước khi đưa ra quyết định xây dựng hàng triệu trụ phát sóng trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà quản lý đã phớt lờ điều này.
Trước đó, Cục Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA) cũng đã từng vào cuộc, điều tra về tác hại của trường điện từ (EMF) có trên sóng di động với con người, nhưng không hiểu vì lý do gì đó, nó đã bị hoãn từ năm 1992 đến nay.
Thậm chí các công trình nghiên cứu của WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới) về sự nguy hiểm của bức xạ EMF vẫn còn khá đơn sơ và lạc hậu, chúng chỉ được đăng tải sơ sài trong một số tài liệu ở các năm 1981, 1983, 1987, 1993, 2004 và 2007.
Người dùng cần một kết luận chính xác về tác hại của 5G với sức khỏe của họ nhưng quá trình nghiên cứu vẫn đang bị bỏ ngỏ, bất chấp một số quốc gia đã bắt đầu thử nghiệm công nghệ mạng 5G và phổ biến trên toàn thế giới ngay từ năm 2019.
Trước sức ép của dư luận, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phải đưa ra cảnh báo tạm thời, bức xạ EMF có thể gây ung thư cho con người.
Có thể thấy, cho đến thời điểm hiện tại, ngành viễn thông trên toàn thế giới chưa thực sự có một cuộc điều tra nghiêm túc về tác hại trường điện từ (EMF) và tần số vô tuyến (RF) có trong sóng di động với sức khỏe con người như thế nào.
Và câu hỏi lớn "Công nghệ 5G có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người?" vẫn còn đang bị bỏ ngỏ chưa có câu trả lời chính thức...
Xem thêm: Thay pin iPhone giá rẻ, thay màn hình iPhone giá rẻ