Samsung và cuộc đua thiết bị mạng 5G: Nay đã khác xưa?
Hồng Gấm
- 849Samsung và cuộc đua thiết bị mạng 5G: Nay đã khác xưa?
Theo ZDNet, Samsung đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng cho mảng kinh doanh thiết bị mạng không dây 5G: Đạt 20% thị phần vào năm 2020. Ở một cuộc đua hoàn toàn mới với các đối thủ sừng sỏ, Samsung đang có nhiều lợi thế để đạt được thành công, khác với những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Mạng không dây từng không mang về nhiều lợi nhuận cho Samsung
Từ năm 2014 đến 2016, khi Samsung bắt đầu tái cấu trúc, nhiều người đã coi kinh doanh mạng là ưu tiên cần được phát triển hàng đầu. Các bộ phận ít liên quan đến công nghệ thông tin được bán, chẳng hạn như kinh doanh quốc phòng. Samsung cũng ngừng sản xuất máy ảnh và tập trung nhiều hơn vào cảm biến hình ảnh cho điện thoại thông minh và ứng dụng IoT.
Tuy nhiên, trong quá khứ, kinh doanh thiết bị mạng đã không sinh lãi trong nhiều năm. Năm 2014, Samsung không tìm được bất kỳ khách hàng lớn nào cho thiết bị 4G LTE của hãng. Bên cạnh đó, doanh thu về mạng là tương đối nhỏ khi so sánh với tổng doanh thu và các mảng khác như hàng tiêu dùng hay bán dẫn.
Giờ đây, khi 5G đang chuẩn bị bùng bổ, Samsung đã cho thấy tham vọng lớn: 20% thị phần tương đương với vị trí thứ hai hoặc thứ ba trên thị trường. Tuy nhiên, trải qua một thập kỷ phát triển, công ty Hàn Quốc có nhiều lợi thế để thành công trong lĩnh vực này, dù cũng đứng trước không ít thách thức từ các đối thủ.
Lợi thế từ smartphone...Hiện nay, Samsung là nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu và là một trong những công ty chi nhiều tiền nhất cho R&D (nghiên cứu & phát triển). Họ sở hữu nhiều bằng sáng chế liên quan đến LTE và gần như độc lập với Qualcomm khi chủ trương sử dụng bộ xử lý cũng như modem riêng.
Bên cạnh đó, vị thế nhiều năm liền là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới giúp họ gặp nhiều thuận lợi khi giao dịch với nhà mạng. Nên nhớ, trên thị trường quốc tế, mối quan hệ hợp tác giữa nhà sản xuất điện thoại và nhà mạng luôn đóng vai trò quan trọng.
Trước thời của điện thoại thông minh, nhà mạng có ưu thế hơn khi giao dịch với nhà sản xuất điện thoại, đặc biệt là tại các thị trường như Mỹ và Hàn Quốc - nơi nhà mạng kiểm soát khâu phân phối sản phẩm. Sau đó, Apple tạo ra ngoại lệ với iPhone.
"Vì iPhone có nhu cầu cao, Apple đã đưa ra nhiều điều khoản từ bán hàng đến quảng cáo khi đàm phán với các nhà mạng", Giám đốc điều hành cấp cao của một nhà mạng Hàn Quốc cho biết.
Tại Hàn Quốc, Ủy ban Thương mại Công bằng đang điều tra việc “Táo khuyết” buộc nhà mạng phải trả tiền để quảng cáo iPhone. Thậm chí, còn có cáo buộc cho rằng các cửa hàng cũng bị ép phải mua iPhone để trưng bày.
Ở chiều ngược lại, Samsung được cho là đã trả các khoản trợ cấp khổng lồ để nhà mạng tiếp thị điện thoại của hãng, từ đó củng cố mối quan hệ gắn bó với các nhà mạng trên toàn cầu.
Sự phổ biến của những chiếc điện thoại thuộc dòng Galaxy S và Galaxy Note khiến Samsung có thể tự tin trong việc kinh doanh thiết bị 5G. Những ngày tới đây, Samsung được cho là sẽ ra mắt một phiên bản Galaxy S10 hỗ trợ 5G.
Xem thêm: Thay pin Samsung, thay màn hình Samsung