Hướng dẫn cài Windows 10 trên MacBook từ A-Z
Hồng Gấm
- 5547Hướng dẫn cài Windows 10 trên MacBook từ A-Z
Do phạm vi của chủ đề khá rộng nên bài viết sẽ chỉ đề cập đến Windows 10 trên các dòng máy MacBook Pro, MacBook Air và MacBook 12 inch (đời từ 2012 trở lên).
1). BOOTCAMP là gì
- Boot Camp Assistant là một công cụ được tích hợp trong hệ điều hành macOS của Apple, hướng dẫn người dùng cài đặt hệ điều hành Microsoft Windows trên các máy tính Mac sử dụng CPU (vi xử lý) Intel.
- Công cụ sẽ giúp người dùng chia phân vùng ổ cứng (không mất dữ liệu), cài đặt các Driver cần thiết cũng như một chương trình nhỏ bên Windows để tuỳ chỉnh một vài thông số cũng như khởi động lại qua Mac (nếu có).
- Windows 10 tương thích với BootCamp 6 trở lên, bản mới nhất là 6.1 (trên macOS Sierra 10.12 trở về sau)
2). Cài Window song song với macOS trên MacBook bằng BootCamp (cách chuẩn)
2.1). Ưu nhược điểm
*Ưu điểm:
- Dễ dàng thao tác với người mới
- Luôn có các driver mới nhất, chuẩn nhất
- Bắt buộc phải chạy song song chứ không thể xoá hoàn toàn macOS
*Nhược điểm:
- Chỉ có thể cài đặt khi ổ cứng chỉ có 1 phân vùng duy nhất là macOS
- Bắt buộc phải tải driver mới nhất chứ không được chọn bản cũ hơn (ví dụ BootCamp 5)
2.2). Chuẩn bị
- File ISO Windows 10 64 bit, các bạn có thể dễ dàng tìm trên mạng
- 1 USB 8GB trở lên, 3.0 thì càng tốt (MacBook các đời từ 2015 trở lên thì không cần do bộ cài và driver sẽ được cóp vào 1 phân vùng ẩn)
Giới thiệu sơ lược về quy trình:
- Chạy Boot Camp Assistant trên Mac để chia phân vùng, download driver và tạo bộ cài trên USB (nếu cần)
- Thao tác trên bộ cài Windows
- Khởi động vào Windows lần đầu tiên và cài đặt các driver cơ bản
2.3). Các bước thực hiện
- Bước 1: Mở Boot Camp Assistant bằng cách tìm trong SpotLight hoặc đường dẫn Application \ Ultilities. Ở giao diện chào mừng, ấn Next
- Bước 2: Các máy từ 2012 đến 2014 sẽ phải tạo USB bộ cài (từ 2015 trở lên bạn nhảy đến bước 5). Tick hết tất cả các tuỳ chọn, cắm USB vào và ấn Next
- Bước 3: Ở phần ISO Image, ấn nút Choose và trỏ đến file ISO Win 10 mà bạn đã tải. Phía Destination Disk, chọn USB mà bạn muốn bộ cài và Driver được lưu trên đó. Lưu ý toàn bộ USB mà bạn chọn sẽ bị xoá, nên đừng nhầm nhé.
- Bước 4: Đợi máy tạo bộ cài và download driver BootCamp trên trang chủ Apple
- Bước 5: Chia phân vùng cho Mac và Win theo dung lượng mà bạn muốn. Các máy từ 2015 trở lên sẽ chọn đường dẫn đến file ISO Windows tại đây. Sau đó ấn Install, máy sẽ tự phân vùng lại ổ cứng và khởi động vào bộ cài Windows.
- Bước 6: Ở bộ cài Windows, bạn Next qua các tuỳ chọn cơ bản. Nếu bị yêu cầu nhập key thì chọn chỗ tôi không có key. Phiên bản mình hay sử dụng là Pro.
- Bước 7: Chọn phân vùng BOOTCAMP đã được format sẵn về NTFS và ấn Next. Nếu nó chưa được Format hoặc lỗi bạn có thể thử Format lại bằng tay. Chú ý, giữ nguyên USB cắm ở máy trong suốt quá trình cài (đến bước mình sẽ bảo bạn rút ra).
- Bước 8: Sau khi cài xong, máy sẽ tự khởi động lại vào Windows. Bạn tự cài đặt tiếp những phần cơ bản khác như tên user, mật khẩu, tuỳ chọn cập nhật …
- Bước 9: Ở màn hình Desktop, Boot Camp sẽ được nạp từ trong ổ cứng hoặc USB để cài Driver cho máy. Bạn chỉ cần ấn Next là được, đến khi nào xong máy sẽ hỏi và bạn sẽ khởi động lại để hoàn tất.
- Bước 10: Khi máy có cả Windows và Mac, nó sẽ khởi động vào hệ điều hành gần nhất (trước khi bạn tắt máy). Bạn có thể chọn lại bằng 3 cách sau:
+ Giữ nút Alt khi vừa ấn nút nguồn. Bảng chọn các phân vùng sẽ hiện lên để bạn chọn theo ý muốn
+ Trong Windows, mở Boot Camp Control Panel ở dưới thanh Task Bar, chọn macOS và ấn Restart
Trong macOS, mở Start Up Disk trong System Preference, mở khoá ở góc dưới bên trái, chọn Windows và ấn Restart.
3). Tạo USB cài Windows cho MacBook mà không cần có mạng
3.1). Ưu nhược điểm (so với cách chuẩn)
+ Có thể dùng máy này để tạo USB cài Win (kèm driver) cho máy khác
+ Lựa chọn bản driver BootCamp theo ý muốn mà không phụ thuộc vào hệ điều hành đang chạy (ví dụ tạo USB Bootcamp 5 cài Windows 7 – 8.1 trên macOS High Sierra)
- Phải tìm đúng phiên bản BootCamp tương thích với máy
3.2). Chuẩn bị
- File ISO Windows 10 - 64 bit
- 01 USB 8GB trở lên, 3.0 thì càng tốt
- Bộ BootCamp tương ứng với máy và hệ điều hành định cài, gồm 3 món: file AutoUnattend.xml (đoạn mã nhúng driver vào trong bộ cài Win, cũng như tự khởi động trình chạy driver ở Desktop), folder $WinPEDriver$ (chứa các driver cơ bản phục vụ bộ cài) và folder BootCamp (file chaỵ của các Driver khác)
3.3). Các bước thực hiện
Dưới đây các bước tạo bộ cài Windows bằng USB trên macOS, với Windows hướng làm tương tự
- Bước 1: Mở Disk Ultility và chọn USB cài
- Bước 2: Ấn Erase, chọn Scheme là Master Boot Record (MBR), định dạng MS-DOS (FAT) rồi ấn Erase
- Bước 3: Mở bộ cài Windows (dạng ISO) và cóp hết toàn bộ những gì trong đó vào thư mục gốc của USB
- Bước 4: Kéo nốt 3 file BootCamp vào thư mục gốc của USB
- Bước 5: Chia phân vùng theo hướng dẫn của Boot Camp Assistant. Ở các máy 2012 – 2014, bạn có thể bỏ qua bước tạo USB cài Win bằng cách chỉ tick mục cuối như hình.
- Bước 6: Làm tiếp theo bước 5 của cách 1. Lưu ý khi máy khởi động lại, giữ Alt và chọn mục EFI Boot màu vàng, chính là USB cài Windows mà chúng ta vừa mới tạo.
4). BONUS
+ Link tải các bản BootCamp: Fshare
+ Ngoài ra các bạn cũng có thể tải bằng chính trình Boot Camp Assistant hoặc qua 1 công cụ một lập trình viên phát triển tên là Brigadier
Xem thêm: Dịch vụ cài đặt lại win 7, 10 cho Macbook Pro, Air nhanh chóng